Panasonic sẽ quyết định kết thúc việc sản xuất TV tại các nhà máy ở Ấn Độ và Việt Nam.
Việc phát triển TV cấp thấp, vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp, thường được thuê ngoài để tối giản chi phí. Sau khi xem xét nhiều nhà sản xuất TV lớn, Panasonic quyết định đàm phán với TCL – nhà sản xuất TV lớn thứ 3 thế giới từ Trung Quốc.
Panasonic đã theo chân các thương hiệu hàng đầu khác của Nhật Bản trong việc bỏ hoặc thu nhỏ hoạt động sản xuất TV – lĩnh vực từng là lợi thế cạnh tranh lớn của ngành công nghiệp điện tử của xứ sở hoa anh đào. Panasonic sẽ tiếp tục sản xuất tivi cao cấp của riêng mình (có thể vẫn tiếp tục phát triển mảng màn hình ghép). Tuy nhiên, công ty cũng xem xét việc hợp nhất hoặc thu hẹp các địa điểm sản xuất ở trong và ngoài nước.
Panasonic từng nắm 10% thị phần TV trên toàn thế giới nhưng dần mất đi vị thế khi các đối thủ giá rẻ từ Trung Quốc xuất hiện. Trước đó, Panasonic đã rút khỏi mảng TV Plasma, ngừng sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc. Theo Omdia (Công ty nghiên cứu của Anh) năm 2020, Panasonic chiếm 1,8% thị phần TV toàn cầu và đứng ở thứ hạng 12.
Kinh doanh và sản xuất TV chiếm chưa đến 10% tổng doanh thu của Panasonic. Mảng này có lãi trong năm tài chính vào tháng 3/2021 nhờ thị trường nội địa. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy cơ hội thu lãi dài hạn từ TV không còn ổn định. Vì vậy, họ buộc phải tái cơ cấu các hoạt động kinh doanh, tương tự nhiều thương hiệu tại Nhật Bản khác.
Tại Việt Nam, Panasonic có 8 công ty: Trong đó, Panasonic System Networks Việt Nam đang đặt nhà máy tại khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, HN – Chuyên về các sản phẩm dành cho thị trường xuất khẩu (điện thoại, máy chiếu…).
Các đơn vị khác như nhà máy sản xuất tủ lạnh, máy giặt, trung tâm R&D, bộ phận kinh doanh bán hàng… nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau trên toàn quốc…