Tìm hiểu về dòng màn hình ghép LCD

Màn hình ghép LCD là loại màn hình ghép tinh thể lỏng rất được ưa chuộng hiện nay. Nó mang đến nhiều ưu điểm vượt trội không chỉ về độ phân giải, tinh tế trong đường viền mà còn thể hiện sống động và sắc nét các nội dung được trình chiếu một chân thực và ở mọi góc độ khác nhau.

Màn hình ghép LCD ra đời và phát triển như thế nào?

Trong các thế hệ màn hình LCD đầu tiên thì các đèn Led được phân bố trên toàn bộ mặt sau của màn hình LCD. Và tất nhiên nó cũng được chia thành nhiều vùng với sự kiểm soát riêng lẻ nhờ vào các tính năng làm mờ cục bộ. Điều này cho phép các thành phần của đèn sẽ mờ đi trong khi các đèn còn lại vẫn còn được chiếu sáng. Đây là tính năng giúp cải thiện độ tương phản cũng như tỉ lệ đen hoàn hảo trong màn hình thế hệ LCD đầu tiên. Khi đó màn hình ghép này được thiết kế tương đối dày và có giá thành khá cao.

Về sau những sản phẩm màn hình ghép LCD được thiết kế với viền siêu mỏng, thế hệ đèn sau được chiếu sáng trực tiếp ngày càng phát triển vượt bậc và dần thay thế cho các thế hệ màn hình ghép đầu tiên. Theo thiết kế mới thì loại màn hình này sẽ có ít đèn Led hơn và sẽ thiếu chức năng tắt màn hình cục bộ. Màn hình chiếu trực tiếp thường sẽ dày hơn so với các model màn hình trước đây vì ít Led và chúng sẽ phải di chuyển xa hơn từ màn hình để đủ độ che phủ cần thiết. Tuy nhiên, chúng luôn đồng đều về độ sáng và các mô hình đều có tính năng làm giảm độ mờ cục bộ từ đó cung cấp một tỉ lệ tương phản vô cùng hoàn hảo như thế hệ màn hình ghép LCD tinh thể lỏng ngày nay.

Sao lại được gọi là màn hình ghép LCD?

Tên gọi màn hình ghép LCD là cụm từ viết tắt tiếng anh của dòng chữ màn hình tinh thể lỏng, đây là một loại màn hình phẳng, sử dụng các tính chất điều biến ánh sáng của tinh thể lỏng để hiển thị các nội dung, hình ảnh. Ở mỗi điểm ảnh sẽ bao gồm một lớp tinh thể lỏng kết hợp giữa hai điện cực trong suốt. Cùng với đó là hai bộ lọc phân cực xuất hiện khi một điện trường áp dụng đi qua tạo thành những hình ảnh đơn sắc hay đa sắc màu.

 

Những tinh thể lỏng sẽ không có khả năng tự phát ra ánh sáng vậy nên tấm LCD sẽ phải dùng đèn nền phía mặt sau của kính LCD. Cho dù vậy, đa số màn hình LCD cỡ lớn cần được dùng trong màn hình ghép đều có đèn Led – backlit. Đối với hệ thống này thì đèn Led sẽ tỏa qua những tinh thể lỏng nhằm tạo thành các hình ảnh sắc nét. Một màn hình LCD được ghép từ rất nhiều tấm màn hình LCD cỡ nhỏ để tạo thành một hệ thống màn hình ghép có kích thước khổng lồ.

Màn hình ghép LCD hoạt động như thế nào?

Với các dòng màn hình video wall LCD thì những khối hình chiếu chính là công nghệ video phổ biến hàng đầu. Với những khối chiếu này thường gồm hệ thống các màn chiếu sau nằm trong một khối lập phương. Làm tăng độ tương phản cũng như giới hạn ánh sáng xung quanh và làm cho hình ảnh trở nên chất lượng cao về độ phân giải và rõ nét hơn. Bên trong hệ thống trình chiếu của LCD, các hình ảnh sẽ được tạo nên bằng nhiều cách chiếu sáng khác nhau lên gương. Nó sẽ giúp phản chiếu hình ảnh lên các màn hình một cách chính xác.

Với hệ thống chiếu sáng trước kia của màn hình thì đèn sẽ được dùng làm nguồn sáng thì hiện tại đa phần những khối trình chiếu sẽ sử dụng loại đèn nền Led. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn trong công tác bảo trì, bảo hành đồng thời giúp loại bỏ những bộ phận tiêu thụ điện năng đắt đỏ. Từ đó hạ nhiệt và cũng làm cho những khối chiếu trở nên đa năng và linh hoạt hơn so với loại màn hình trước kia.

Những cube màn hình ghép có kích thước lớn tạo nên từ nhiều Projection Cube thì có kích thước của viền màn hình khá mỏng làm cho khi ghép lại những màn hình ghép LCD sẽ gần như liền mạch. Và tất nhiên chúng ta sẽ không thể nhận ra các kẽ hở của đường viền. Toàn bộ thiết bị của Projection Cube đều được đặt trong một hộp kín giúp chúng ít bị ảnh hưởng bởi các loại ánh sáng cũng như làm tăng mức độ tương phản của loại màn hình này. Chính điều này khiến cho các hình ảnh, nội dung hiển thị trên màn hình lớn trở nên sắc nét hơn, hạn chế tình trạng mỏi mắt khi xem.

Màn hình ghép LCD có cấu tạo gì đặc biệt?

Những tấm màn hình chuyên dụng riêng biệt đường sử dụng trong màn hình ghép tinh thể lỏng có kích thước lớn từ khoảng 42 inch đến 60 inch. Đại đa số những màn hình tinh thể lỏng trên thị trường đều sử dụng công nghệ LCD TFT. Theo đó một sơ đồ ma trận hoạt động mà ở đó với mỗi pixcel đều được điều khiển bởi một đến bốn bóng bán dẫn khác nhau.

Những tấm bán dẫn này được sử dụng trong màn hình ghép LCD là IPS và TN. Đây là hai công nghệ khác nhau ở những phân tử tinh thể lỏng di chuyển trong mối quan hệ với mặt phẳng. Trong bảng TN thì những phân tử LCD di chuyển song song với mặt phẳng, trong khi đó thì IPS sẽ di chuyển vuông góc với mặt phẳng. Điều này giúp tạo ra sự khác biệt giữa cách hiển thị của IPS và TN, từ đó có thể giúp người dùng lựa chọn loại màn hình ghép phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Không những thế màn hình ghép LCD còn có độ phân giải cực cao, tối thiểu là Full HD, còn ngoài ra chúng có thể mang đến độ phân giải cực kỳ chất lượng hơn như 4K, 8K. Những độ phân giải cao được thực hiện nhờ vào các điểm ảnh cao hay PPI và chính nhờ vào mật độ điểm ảnh cao nên màn hình LCD sẽ tạo ra những hình ảnh sắc nét tuyệt vời.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về dòng sản phẩm màn hình ghép LCD, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giá thành hay cách lắp đặt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0904.633.569.

Hotline: 0904.633.569